Biệt danh mà người Việt đặt cho trẻ con

Tôi nghĩ ở cả Nhật Bản hay Việt Nam, hồi còn nhỏ mọi người đều cũng sẽ được đặt cho một tên biệt danh. Và cũng có những người ngay cả khi lớn lên, cũng vẫn bị gọi bằng cái biệt danh hồi nhỏ đó. Ở Việt Nam, thường bố mẹ sẽ là người đặt biệt danh cho con mình. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ điều mà tôi biết về những tên biệt danh mà bố mẹ người Nhật và người Việt thường hay đặt cho con.

Biệt danh tên gọi bố mẹ người Nhật thường đặt cho con

Cũng có những ông bố bà mẹ người Nhật đặt biệt danh cho con mình. Nhưng biệt danh ấy phần lớn là tên gọi tắt của tên khai sinh đầy đủ. Dưới đây là một số ví dụ.

Họ tên đầy đủ Tên biệt danh
かずまさ(Kazumasa)かず(kazu)   
ゆうすけ(Yuusuke)ゆう(Yuu)
ひろみ(Hiromi)みい(Mii)

Có rất nhiều cách đặt biệt danh nhưng phần lớn sẽ là tên gọi tắt như vậy.

Ở Nhật Bản khi đặt họ tên họ sẽ thường sử dụng chữ  Hán và hầu hết trong tên gọi chữ hán đó sẽ gắn những ý nghĩa nhất định. Khi gọi tên hàng ngày, thường họ sẽ đặt những tên dễ gọi, vì thế có nhiều người đặt biệt danh là tên gọi tắt của tên khai sinh.

Biệt danh tên gọi bố mẹ người Việt thường đặt cho con

Tôi thấy có rất nhiều ông bố bà mẹ người Việt mà tôi biết, họ thường lấy tên đồ ăn hay tên con vật để đặt biệt danh cho con mình. Và dường như tên biệt danh này hoàn toàn khác, không liên quan gì tới tên khai sinh.

Ví dụ như: cam, dừa, khoai tây, bống,…

Dường như những biệt danh tên gọi như vậy rất hiếm khi bắt gặp ở Nhật và có thể thấy được chút khác biệt về văn hóa hai nước. Tuy nhiên dù nói đặt bằng tên con vật, đồ ăn nhưng không có nghĩa là tên nào cũng được. Ví dụ như gọi bằng “khoai tây” thì được nhưng “khoai lang” dường như không thấy. Hay đặt tên là “dừa” được còn “dưa hấu” thì không. Và những ý nghĩa tương ứng của mỗi tên gọi này thì tôi không rõ, tôi nghĩ chỉ có người Việt Nam mới cảm nhận và biết được điều này. Tôi nghĩ cũng có thể là cái tên “khoai tây” thì đáng yêu hơn cái tên “khoai lang”, hay cái tên “dừa” có vẻ được ưa thích hơn tên “dưa hấu”.Và tôi thấy rằng cách đặt tên biệt danh cũng mang một sự khác biệt rõ rêt về văn hóa. Và những tên biệt danh như vậy của người Việt, tôi thấy dường như ngay cả khi lớn lên bố mẹ cũng vẫn gọi bằng những cái tên ấy. Tôi nghĩ, nễu là người Nhật, khi lớn lên mà vẫn bị gọi là “khoai tây” chắc hẳn sẽ thấy hơi xấu hổ.

>